Quản lý tài sản >> Tài sản cố định
Tổng quan
Tài sản cố định là chức năng định nghĩa tài sản, thông tin liên quan đến tính khấu hao, phân loại tài sản (TSCĐ, CCDC, Chi phí khác)..v.v....
Thông tin chi tiết
Đầu tiên, bạn phải thu thập mọi thông tin liên quan đến tài sản. Bạn có thể ghi nhận nhiều chi tiết về tài sản, kể cả những việc như tài sản được công ty nào đứng ra bảo hiểm, do ai cung cấp và hiện đang đặt ở đâu.
Hầu hết các thông tin này được lưu dưới hình thức Loại mã phân tích (analysis category) và Mã phân tích (analysis code) để có thể dễ dàng đưa vào trong báo cáo.
Ví dụ: Như hình bên dưới, phân loại Tài sản là Mã phân tích thuộc Thông tin phân tích
Hồ sơ tài sản AR=Asset Records cho phép bạn ghi nhận những thông tin về tài sản có tính quan trọng đối với những chức năng như tính khấu hao.
•Mã tài sản: Chương trình tự động cấp Mã nếu Mã tài sản được định nghĩa Số tăng tự động hoặc User tự nhập tay.
•Tên tài sản: Định dạng 255 ký tự, nhập tên tài sản.
•Tình trạng:
oW-Working: khi thiết lập một tài sản lần đầu tiên hoặc đang sử dụng.
oS-Suspended: nghĩa là tài sản bị “treo” (tức tạm ngưng sử dụng). Khi đó, hệ thống sẽ cho một cảnh báo nếu ta vẫn cứ dùng tài sản này trong những chức năng như Nhập nguyên giá, tính khấu hao, v.v…
oD-Disposed (đã thanh lý): điều này có nghĩa là tài sản đã được đánh dấu thanh lý và các chức năng khác như (nhập nguyên giá/điều chỉnh nguyên giá, khấu hao) không thể chọn TSCĐ này.
•Mã tìm kiếm: Người dùng tự đặt ra mã tìm kiếm, mục đích để dễ dàng phân group tài sản hoặc filter.
•Kỳ bắt đầu và Kỳ kết thúc: Định dạng (0MM/YYYY – Ví dụ: 010/2016) . Nhập kỳ khấu hao tài sản theo
***Lưu ý: Kỳ KH kết thúc có thể nhập +12, +24, +36 tháng, chương trình sẽ tự động tính ngày KH kết thúc theo điều kiện sau:
- Số kỳ trong 1 năm (Vd: 12 kỳ hoặc 13 kỳ/năm) được định nghĩa tại Định nghĩa nghiệp vụ.
- Khấu hao trọn kỳ: Kỳ kết thúc = Kỳ đầu + tham số (+36) - 1
- Khấu hao lẻ: Kỳ kết thúc = Kỳ đầu + tham số (+36) - 1
•Kỳ KH gần nhất: Khi khấu hao tài sản và hạch toán qua kế toán, phần mềm tự động cập nhật Kỳ khấu hao gần nhất vào Tài sản đó.
•Ký thanh lý: Khi thanh lý tài sản, chương trình tự động điền Kỳ thanh lý.
•Tài khoản khấu hao tích lũy và Tài khoản chi phí khấu hao: Chọn tài khoản tương ứng với tài sản đó, khi khấu hao sẽ lấy tài khoản này để hạch toán. Nếu không chọn, khi sử dụng chức năng Tính khấu hao cho tài sản đó, User phải tự chọn mã tài khoản mỗi lần khấu hao.
•Bỏ qua giá trị tận dụng (Checkbox) và field Giá trị tận dụng: Nếu có giá trị tận dụng và dùng để tính khấu hao thì điền giá trị, không check Bỏ qua giá trị tận dụng. Nếu check Bỏ qua thì Giá trị tận dụng được hiểu là ghi nhận.
•Đã thanh lý: Yes/No, mặc định khi khởi tạo TSCĐ là No, khi TSCĐ được thanh lý, chương trình sẽ tự cập nhật TSCĐ này thành Yes.
•Ghi chú: Ghi chú về TSCĐ.
•Mã tiền tệ: được định nghĩa tại Cài đặt chung -> Tiền tệ -> Định nghĩa tiền tệ. Sau đó, chọn loại Tiền cơ sở tại Kế toán sổ cái -> Định nghĩa sổ cái.
•Phương pháp khấu hao:
Mặc định là: Không tính khấu hao
1. Phương pháp khấu hao đường thẳng: bằng cách lấy nguyên giá (Initial value) của tài sản sau đó.
- Trừ cho Giá trị tận dụng rồi chia giá trị nhận được đó cho tổng số kỳ đã chỉ định để có giá trị khấu hao cho mỗi kỳ.
- Hoặc trừ đi giá trị khấu hao bình quân (tính theo Tỷ lệ phần trăm khấu hao) cho mỗi kỳ tuổi thọ của tài sản cho tới khi đạt đến giá trị tận dụng.
Ví dụ: Dưới đây là một ví dụ về cách chỉ định số kỳ kế toán sao cho hệ thống có thể tính khoản khấu hao hàng tháng.
Ta bắt đầu với nguyên giá là 10.000.000đ và chỉ định giá trị tận dụng là 2.000.000đ.
Tài sản sẽ được khấu hao trong suốt mười kỳ.
Điều đó có nghĩa là tài sản sẽ được khấu hao mỗi tháng 800.000đ cho tới khi đạt đến giá trị tận dụng.
2. Phương pháp Khấu hao đường thẳng/Khấu hao bình quân theo kiểu Nhật bản.
3. Phương pháp Tổng số các năm.
4. Phương pháp số dư giảm dần.
5. Phương pháp khấu hao bằng tay: Ở đây bạn nhập sổ khoản khấu hao bằng tay thông qua Ghi nhật ký JE=Journal Entry. Biểu đồ tính khấu hao bằng tay sẽ phản ánh các giá trị đã nhập sổ bằng tay.
6. Phương pháp khấu hao theo bảng.
•Tỉ lệ khấu hao (chỉ áp dụng phương pháp KH đường thẳng): Số tiền khấu hao chia đều mỗi năm = nguyên giá x tỉ lệ khấu hao
•Giá trị tận dụng: Khấu hao cho đến giá trị tận dụng sẽ dừng lại.
Ví dụ: Giá trị tận dụng 10.000.000đ, nguyên giá 30.000.000đ thì
số tiền khấu hao = 30.000.000 – 10.000.000 = 20.000.000đ